Bạch lão quỷ nói, năm đó khi trận hồng thủy rút nước, xung quanh đàm Cửu Long vẫn luôn không yên bình, sương trắng che phủ cả dòng sông, đêm đến là nghe quỷ khóc.
Sau này có đạo sĩ đến đây làm phép, luyện ra chín tượng đầu rồng hoàng kim chìm xuống đáy nước, có thế mới khôi phục được sự yên bình bây giờ.
Dần dần nó lại trở thành truyền thuyết lưu truyền tại nhân gian.
Chuyện kể rằng trận hồng thủy năm đó chính là do Cửu Long phẫn nộ, về sau chín con ác long này bị Sơn thần của núi Phục Ngưu dùng một nửa thân núi để trấn áp, trực tiếp ép vỡ cả đầu rồng, ngăn chặn được hồng thủy.
Cửu long sau khi chết oán khí không tan, là vị đạo sĩ dùng hoàng kim đúc ra chín tượng đầu rồng để đắp vào xác của chúng, vậy mới có thể đem hết chúng nó đi siêu độ.
Sự việc này đã xảy ra hơn một trăm năm về trước, trong khoảng thời gian này, cũng có rất nhiều biệt bảo nhân từng đánh chủ ý lên cái đầu rồng hoàng kim này.
Nhưng ngoại trừ phát hiện một hang động thần bí dưới đáy sông thì chẳng thu hoạch được gì, mà những người có ý đồ muốn xâm nhập vào sâu trong hang cũng xác chìm đáy sông.
Thế nên từ những chuyện này, không ai dám đi đến đàm Cửu Long cả, cuối cùng nơi này đã trở thành cấm địa người sống qua miệng của mọi người trong thôn.
“Chú Bạch, nghe ngữ điệu của chú, không lẽ truyền thuyết tại đàm Cửu Long là thật sao?”
Nghe đến đây tôi liền hỏi lão.
“Tuy những chuyện này nghe có vẻ hoang đường, nhưng tôi có thể nói cậu nghe rằng việc đạo sĩ luyện hoàng kim đút chín tượng đầu rồng tuyệt đối là sự thật, còn về phần có phải là chín con ác long hay không, thì chẳng ai biết rõ.”
Bạch lão quỷ đáp.
“Thế chú có chứng cứ gì không?”
Tôi lại hỏi tiếp.
“Sự tồn tại của Huệ Tề Quán chính là chứng cứ.”
Đột nhiên Bạch lão quỷ nhắc đến Huệ Tề Quán, càng khiến tôi cảm thấy hiếu kỳ hơn.
Bởi vì trong truyền thuyết, Quán chủ đời thứ nhất của Huệ Tề Quán xuất thân từ phủ Thiên Sư, đây hiển nhiên là chuyện không thể nào rồi…
"Chú Bạch, chú đừng nói với tôi truyền thuyết ở Huệ Tề Quán cũng là thật đó nha? Quán chủ đời thứ nhất xuất thân từ núi Long Hổ phủ Thiên Sư gì đó hả?"
"Nói nhảm, cậu tưởng ai cũng chịu chơi đến nỗi dùng đầu rồng hoàng kim để bình định oán khí sao?"
"Được thôi, nhưng Bạch gia của chú lại có quan hệ gì với đàm Cửu Long vậy?"
Tôi hỏi tiếp.
"Tôi làm nghề vớt xác không phải vì kiếm tiền đâu."
Bạch lão quỷ nốc một ngụm rượu rồi đáp.
Lời này của ông tôi tin, sẽ không ai vì kiếm tiền mà chôn cả đời của mình vào nghề này cả.
Nghề vớt xác là một nghề cấm kỵ, không giống như những gì người bình thường hay giới thiệu, chỉ cần làm nghề vớt xác thì phải gánh chịu sự cô độc và xa lánh của quần thể.
Nếu không phải vì miếng cơm manh áo, vẫn còn có cô gái cắn răng làm vợ của người vớt xác, chứ xã hội hiện nay thì làm gì có người nguyện ý cơ chứ.
Nếu như mấy năm trước Bạch lão quỷ đổi nghề, chắc là có thể cưới vợ sinh con, sống một cuộc sống của người bình thường, nhưng bây giờ lão đã có tuổi, muốn lập gia đình e là đã muộn rồi.
Nhưng tôi thấy lão hình như không có ý định tìm bạn đời thì phải, không lẽ tính cả đời cô độc đến già thật sao?
"Tôi làm nghề vớt xác là muốn tích lũy công đức để rửa sạch tội nghiệt của tổ tiên, nhưng bây giờ tôi đã nghĩ thông rằng, hậu nhân của Bạch gia dù cho có cố gắng thế nào đi chăng nữa cũng không thể rửa sạch được. Cho nên tôi căn bản không còn muốn kế thừa nhang khói cho Bạch gia, chính vì không muốn con cháu của tôi ôm tội nghiệt ra đời."
Giọng nói của Bạch lão quỷ đầy thương cảm.
“Chú Bạch, tiên gia nhà chú rốt cuộc đã làm sai chuyện gì thế?”
“Chuyện này phải nói từ lúc vị đạo sĩ ở phủ Thiên Sư đến bản địa làm phép hơn một trăm năm trước, lấy hoàng kim đúc đầu rồng để bình định oán khí.”
Tiếp theo đó, Bạch lão quỷ lại kể cho tôi nghe một câu chuyện vô cùng lạ thường.
Ban đầu sau khi vị đạo sĩ đúc luyện thành công chín tượng đầu rồng hoàng kim, phải tìm một người thợ lặn giỏi dựa theo vị trí họ đã dự định để đưa đầu rồng xuống đáy sông.
Bạch gia bao đời sống dọc bên bờ sông Hoàng Hà, dựa vào nghề đánh cá để kiếm sống mỗi ngày.
Cụ tổ của Bạch lão quỷ nổi tiếng là một lãng lý bạch điều, được mọi người trong thôn đề cử để gánh vác chuyện này, vác từng tượng đầu rồng, từng cái lặn xuống đáy sông.
- Giải thích "Lãng lý bạch điều" nghĩa là Cá trắng trong sóng, nói nôm na là kiểu thợ lặn rất giỏi.
Hết giải thích.
Phải công nhận vị đạo sĩ đó thủ đoạn thực sự rất thông thiên, các vị trí được dự định đặt trước là ở phía trên mắt sông, đầu rồng vừa đưa xuống liền không còn thấy dấu vết.
Hoàng Hà nước đục, cũng không biết vị đạo sĩ sinh ra có đôi mắt lợi hại đến cỡ nào, mới xác định được vị trí không sai như thế.
Truyện Hoàng Dung, truyện dịch, truyện chữ... nơi bạn đọc những truyện chất lượng nhất. Đọc truyện là thỏa sức đam mê.
Đăng nhập để bình luận