Sau này tôi mới biết thủ đoạn này trong đạo môn gọi là “Thiên nhãn thông”, biệt bảo nhân còn có tên “Hoàng kim nhãn”, có thể nhận biết được ánh sáng của địa khí và bảo khí.
Không chỉ họ có bản lĩnh này, mà Bạch lão quỷ cũng có.
Bạch lão quỷ dám làm nghề vớt xác là bởi vì lão có thể nhìn thấy được những tinh quái dưới nước, cho dù là khỉ nước hay hà đồng cũng không thể thoát khỏi đôi mắt của lão.
Về vấn đề chính hầy, khi lần lượt đặt tám tượng đầu rồng xong, vị cụ tổ của Bạch lão quỷ bắt đầu động phải tà tâm.
Tượng đầu rồng thứ chín cụ không dựa theo vị trí của đạo sĩ đưa nó vào mắt sông, mà lại vùi nó vào đống bùn ở kế bên con mắt đó.
Đợi đến khi họ đều giải tán thì lại lén lút lấy nó ra.
Người xưa nói hay lắm, thịnh thế cổ đổng loạn thế hoàng kim.
Trong thời đại chiến tranh loạn lạc, vì vàng bạc đến tính mạng cũng dám bỏ ra chứ nói chi là.
Đợi đến lúc vị đạo sĩ làm phép xong rời khỏi, ngay đêm đó cụ tổ liền vội vàng chìm xuống đáy sông nơi giấu cái đầu rồng thứ chín, lấy nó lên rồi cất trong nhà.
Chuyện này cụ cứ nghĩ sẽ không bị lộ dấu vết nào, nhưng cụ đâu ngờ bởi vì lần đó mà cụ đã phạm phải sai lầm tày trời.
Sang ngày thứ hai vị đạo sĩ đó trực tiếp tìm đến cửa, hỏi cụ có phải đã động tay chân với cái tượng đầu rồng thứ chín rồi không?
Cụ tổ tất nhiên là không thừa nhận rồi, mở mắt nói láo với đạo sĩ rằng đã dựa theo vị trí mà ông yêu cầu đặt đầu rồng vào đó rồi mà.
Vị đạo sĩ không tranh luận gì, mà chỉ nhìn chằm chặp vào cụ, trong mắt không mang sự phẫn nộ, mà lại mang theo nỗi bi ai vô tận.
Cụ tổ của Bạch lão quỷ bị ông nhìn đến rợn cả tóc gáy, bởi vì nhìn thì thấy như vị đạo sĩ tùy ý đứng đại một chỗ trong sân nhà, nhưng vừa hay lại đứng trên cái đầu rồng mà ông chôn dưới đất.
Đạo sĩ không vạch trần lời nói dối của cụ, mà chỉ là muốn cụ đi theo đến nơi hành pháp ban đầu.
Đến nơi, vị đạo sĩ chỉ vào nơi mắt sông, chỗ mà vốn dĩ phải đặt cái đầu rồng ở đó, rồi nói một hơi thật dài với cụ tổ Bạch.
“Nơi này vốn chỉ cần để thêm một tượng đầu rồng hoàng kim thì có thể hóa giải được oán khí của cửu long, bây giờ chỉ vì sự ích kỷ tham lam mà ông phá vỡ trận pháp của tôi. Bây giờ mắt sông không đủ, tôi chỉ đành dùng mạng sống mình để cược. Tôi là người đầu tiên, ông là người thứ hai, từ đây về sau, Bạch gia mỗi đời đều phải có một người đến để thế chỗ mắt sông này. ”
Nói xong câu này, vị đạo sĩ chỉnh lý y quan, đưa kiếm pháp sư tùy thân, hiệu lệnh, pháp ấn, toàn bộ đều đưa hết cho các đệ tử tháp tùng.
Mà các vị đệ tử thì nước mắt đầm đìa, khóc không thành tiếng.
Nhìn thấy tình cảnh này, cụ tổ Bạch nhất thời hoang mang tột độ.
Cụ vội vàng thừa nhận chuyện mình đã giấu đi tượng đầu rồng đó, bảo là bây giờ lập tức về nhà lấy ra lấp vào mắt sông đó.
Vô Nại đạo sư nói đã quá muộn rồi…Nói xong vị đạo sĩ đó liền ôm hận nhảy sông, rồi không còn thấy nổi lên nữa.
“Sau này thì sao?”
Tôi hỏi tiếp.
“Sau này đệ tử tháp tùng của ông đã kế thừa lại vị trí đó, dựng lên Huệ Tề Quán tại núi Phục Ngưu. Về sau nữa, cái chỗ mắt sông chưa được lấp lại dần dần trở thành một cái hố đen không đáy, nuốt chửng bao nhiêu biệt bảo nhân đến săn báu vật, thậm chí là vô số sinh linh vô tri bất giác đột nhập vào nơi này.”
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là một câu chuyện lôi cuốn vào cảnh ngoạn mục, nhưng nếu là câu chuyện thì thật sự nó không có bất kỳ khuyết điểm nào cả.
Ác long, đạo sĩ, đầu rồng hoàng kim, hy sinh, sự tham ô của con người, tội đi đôi với phạt, tựa hồ như bao gồm những nguyên tố đang có trong câu chuyện.
Nhưng nếu như nó được xem là người thật việc thật để nghe, thì đó lại là một câu chuyện rất bi thương.
Cụ tổ Bạch vì tham lam tiền tài, nhưng loại tội nghiệt này không đến nỗi phải dùng tính mạng của con cháu đời sau để trả.
Quan trọng còn phải xem vì chuyện này mà cụ đã phạm sai lầm tày trời gì nữa, điểm này thì Bạch lão quỷ vẫn chưa kể tôi nghe.
“Chú Bạch, chú sẽ đi lấp mắt sông chứ?”
Tôi trầm mặc một lúc rồi hỏi.
“Nếu theo lời của gã đạo sĩ kia đã định, thì năm nay đã đến lượt tôi đi lấp mắt sông, nhưng mà tôi sẽ không đi đâu.”
Nói tới đây, Bạch lão quỷ ngẩng đầu lên nhìn tôi.
Nhìn đến nỗi tôi khó chịu luôn ấy, trong lòng còn trỗi dậy cảm giác khủng hoảng nói không thành lời.
Bạch lão quỷ tốn bao nhiêu sức lực để đánh chủ ý lên người tôi, cứ suốt ngày khuyên tôi theo lão làm nghề vớt xác, mà cha tôi lại một hai đòi tôi về nhà, cũng do cám dỗ của lão Bạch đây mà ra.
Với lại tôi nghe mẹ tôi kể lại rằng, lúc tôi vừa chào đời là lão đã định nhận tôi làm con nuôi mới ghê á.
Bao nhiêu chuyện xâu chuỗi lại, tôi cũng rút ra được một kết luận đáng sợ: Đừng có nói là lão muốn tôi đi lấp mắt sông à nha? Giỡn hoài đi.
Nếu thật sự là như vậy thì hôm nay tôi nhất định sẽ cá chết lưới rách làm tới cùng.
Tội nghiệt của Tổ tiên Bạch gia, không dính dáng một cọng lông nào với Tạ Lan tôi cả có được không!
“Tôi không đi lấp mắt sông, là bởi vì Bạch gia tôi chẳng làm sai chuyện gì, người thật sự làm sai chính là vị đạo sĩ bước ra từ phủ Thiên Sư!”
“Ông ta đã làm gì cơ?”
“Tôi không biết.”
Bạch lão quỷ cười khổ trả lời.
“Ông không biết á?”
Tôi ngây người nói.
“Đấy là cô dâu quỷ của cậu nói tôi hay rằng chuyện đàm Cửu Long năm xưa, Bạch gia tôi không hề làm sai điều gì, nếu như cậu muốn biết chân tướng. Đợi khi gặp cô ấy hỏi rõ là được chứ gì"…
Truyện Hoàng Dung, truyện dịch, truyện chữ... nơi bạn đọc những truyện chất lượng nhất. Đọc truyện là thỏa sức đam mê.
Đăng nhập để bình luận