Đặt câu hỏi đe dọa thiện ý
Đe dọa cũng là một kĩ năng thường được dùng trong thuyết phục, nhưng dùng kĩ năng này là phải linh hoạt, tùy người, tùy việc và tùy lúc. Lời đe dọa thiện ý có thể khiến đối phương có cảm giác lo lắng, từ đó đạt mục đích thuyết phục. Hãy xem câu chuyện sau đây.
Một công ty tổ chức đi du lịch, sau khi tham gia hoạt động ngoài trời thì quay trở về khách sạn, khách sạn thông báo do sự cố nên các phòng họ đặt phòng có bồn tắm) không có nước nóng. Vì chuyện này mà người phụ trách của công ty đã hẹn gặp Giám đốc khách sạn.
Người phụ trách nói: "Xin lỗi, muôn thế này rồi còn mời anh tới đây. Nhưng chúng tôi ai cũng đẫm mồ hôi, không thể không tắm. Hơn nữa chúng tôi đã có yêu cầu từ tước nên chuyện này phải mời ông đến đây giải quyết."
Giám đốc nói: "Chuyện này tôi cũng không có cách nào khác. Người dọn phòng đã về mà quên bơm nước, tôi đã yêu cầu mở phòng tắm tập thể, các ông có thể vào đó tắm."
"Chúng tôi có thể tắm ở phòng tắm tập thể, nhưng chuyện này phải rõ rằng, giá phòng 500 nghìn đồng một đêm là phòng có bồn tắm. Nhưng bây giờ phải tắm ở phòng tập thể, chúng tôi chỉ có thể trả giá phòng theo tiêu chuẩn phòng không có bồn tắm."
"Vậy không được." "Thế thì phải có nước nóng trong bồn tắm của chúng tôi." "Nhưng tôi không có cách nào cả."
"Anh có cách!"
"Anh nói xem có cách gì?"
"Anh có hai cách: Thứ nhất là gọi người dọn phòng quay lại, | thứ hai là anh đun cho mỗi phòng hai phích nước. Đương nhiên tôi sẽ phối hợp khuyên mọi người kiên nhẫn chờ đợi."
Kết quả, Giám đốc phải gọi người dọn phòng quay lại và 40 phút sau, tất cả mọi người đều có nước nóng dùng.
Đe dọa có thể giúp tăng cường sức mạnh thuyết phục, nhưng khi vận dụng kĩ năng này, thái độ nhất định phải có thiện ý, nói rõ hậu quả để việc đe dọa đó không quá giới hạn, nếu không có thể sẽ không mang lại kết quả.
Trong ví dụ trên, người thuyết phục đã sử dụng cách đặt câu hỏi rất khéo léo, sau khi hỏi xong còn đưa ra phương án lựa chọn cho người trả lời, như vậy người thuyết phục sẽ nắm được thể chủ động và giành được thành công.
Trình tự và bí quyết thuyết phục
Cần phải có những kĩ năng nhất định để khéo léo nói lời thuyết phục, khiến đối phương hoàn toàn chấp nhận. Ngoài những kĩ năng đã nói ở trên, khi thuyết phục người khác, chúng ta cần tuân thủ những trình tự nhất định.
Trước tiên hãy xem ví dụ sau đây.
Một nhà diễn thuyết nổi tiếng cùng lúc nhận được hai lời mời cộng tác, ông không biết phải chấp nhận lời mời nào nên quyết định sẽ lựa chọn sau khi tiếp xúc với cả hai phía.
Người phụ trách đơn vị thứ nhất nói: "Xin ông hãy nói thật hay để truyền đạt kĩ năng nói chuyện cho những người quản lí ở công ty chúng tôi. Nhưng tôi không rõ phải nghe những nội dung gì nên mong ông tự chủ động sắp xếp."
Người phụ trách công ty còn lại nói như sau: "Mong ông cố gắng giúp chúng tôi, giảng giải về kĩ năng giao tiếp cho các nhân viên quản lí. Sẽ có khoảng 50 người lắng nghe ông, dự định số người tham gia hoạt động là khoảng 70 người. Bởi vì chúng tôi biết việc khéo léo ăn nói rất có lợi cho sự phát triển công việc về sau, nên mục đích chúng tôi mời ông tới là để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ. Hi vọng ông khống chế thời gian trong khoảng 2 tiếng, nội dung diễn thuyết xoay quanh đề tài bí quyết ăn nói. Chúng tôi rất mong ông giúp đỡ."
Cuối cùng, nhà diễn thuyết đã lựa chọn lời mời thứ hai.
Trong ví dụ này, người đầu tiên nói không có sức thuyết phục, trong khi người thứ hai đã thể hiện được sự nhiệt tình, và điều quan trọng là đối phương đã giải đáp hết mọi thắc mắc ngay khi người được thuyết phục chưa kịp đặt câu hỏi.
Trình tự thuyết phục
Khi thuyết phục đối phương, nhất định phải tuân theo trình tự, nói rõ từng bước để đạt hiệu quả.
(1)Khiến đối phương chú ý và cảm thấy hứng thú
Để đối phương đồng ý với quan điểm của mình, đầu tiên phải thu hút sự chú ý của đối phương vào đề tài mình định nói. Sử dụng các câu nói như: "Chuyện là thế, anh thấy thế nào?", "Chuyện này sẽ có ích cho chị"... để thu hút đối phương và khiến họ muốn nghe tiếp.
Đương nhiên, khi làm những việc này, bạn cũng phải chú ý tới biểu cảm của bản thân, luôn nở nụ cười chân thành, lời nói và hành động luôn thống nhất. Phải đáp ứng được những điều này thì mới có thể thuyết phục người khác, khiến họ muốn nghe ý kiến của bạn.
(2) Thể hiện rõ ràng suy nghĩ của bản thân
Năng lực diễn đạt của người thuyết phục sẽ quyết định sự thành công của người đó. Đối phương có muốn nghe suy nghĩ và kế hoạch của bạn không, điều này được quyết định bởi khả năng diễn đạt của bạn có thu hút họ không, có thể lấy ví dụ so sánh để lời nói của bạn thêm phần sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc cho người nghe.
Cũng không thể bỏ qua các yếu tố như tốc độ nói, âm lượng nói to nhỏ, ngữ điệu cao thấp... Ngoài ngôn ngữ, bạn cũng phải có biểu cảm bổ trợ thích hợp.
(3) Tạo cảm xúc cho người nghe
Khi thuyết phục về một việc gì đó, bạn phải tìm hiểu xem đối phương có hứng thú với việc đó không, sau đó hãy đứng trên lập trường của họ và sử dụng lời nói tình cảm thu hút họ, khiến đối phương chấp nhận và có chung quan điểm với bạn.
Phải nắm được tâm lí đối phương mới có thể tạo cảm xúc khi thuyết phục. Ví dụ: Họ đang nghĩ gì? Họ sẽ hành động thể nào? Bây giờ họ muốn làm gì?... Muốn thuyết phục được người khác, nhất định phải ý thức được người đóng vai chính không phải là bạn mà là đối phương.
(4) Nêu cách làm cụ thể
Sau khi đã chuẩn bị xong mọi việc, hãy nói cho đối phương biết phải làm thế nào. Bạn phải khiến họ hiểu được rằng họ nên làm gì và làm thế nào là tốt nhất. Như vậy, đối phương sẽ vui vẻ làm theo cách của bạn.
Chúng ta phải tuân thủ các trình tự trên khi thuyết phục người khác. Chỉ có cách biểu đạt rõ ràng suy nghĩ thì đối phương mới hiểu ý đồ của bạn và chấp nhận ý kiến của bạn.
Bí quyết thuyết phục
Sau khi nắm được trình tự, chúng ta còn phải nắm được một số bí quyết thuyết phục. Sau đây là một số bí quyết có ích cho bạn.
(1)Nói lí bằng thực tế
Một việc càng mang tính đạo lí thì càng phải chú ý liên hệ với thực tế, nếu không có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lí người nghe. Dùng thực tế để chứng minh đạo lí sẽ tránh việc phải dùng từ ngữ sáo rỗng, vô nghĩa.
(2) Đi từ nhỏ đến lớn
Khi thuyết phục người khác, hãy giảng giải bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ, những điều nhỏ nhất. Hãy để đối phương nhận ra chân lí, dần dần bị thuyết phục và chấp nhận ý kiến của bạn.
(3) Tác động bằng ngôn ngữ
Hãy phát huy khả năng ngôn ngữ của bạn để khơi dậy hứng | thú cho đối phương và giảng giải thật sinh động. Ngôn ngữ đẹp có thể thu hút sự chú ý của người nghe. Muốn làm được điều này, trước tiên phải có lòng tin, tin vào sức mạnh đạo lí. Tiếp đó phải chú ý rèn luyện ngôn ngữ, nâng cao kĩ năng diễn dạt.
(4) Nói đúng trọng điểm
Nói nhiều mà mông lung sẽ chỉ khiến người khác không
muốn nghe. Có một số người sợ người khác không hiểu nên | lặp đi lặp lại lời nói, tuy nhiên kết quả lại đi ngược với mong | đợi. Phương pháp chính xác là nhìn sự việc từ góc độ của người khác, nói đúng trọng điểm, đồng thời lưu ý dành thời gian cho người nghe suy nghĩ và lĩnh hội.
(5)Khéo léo dùng danh ngôn
Những danh ngôn triết lí sẽ để lại ấn tượng sâu sắc. Việc kết hợp nói đạo lí với danh ngôn rất có sức thuyết phục và đặc biệt thu hút người nghe.
Thuyết phục người khác là một việc khó khăn, đặc biệt là với người trẻ tuổi. Khi muốn thể hiện tài năng trong công việc, bạn phải thuyết phục được người khác chấp nhận quan điểm của bạn, điều này yêu cầu bạn phải nắm vững các kĩ năng ngôn ngữ thuyết phục để hỗ trợ cho công việc và cuộc sống của bạn.
Truyện Hoàng Dung, truyện dịch, truyện chữ... nơi bạn đọc những truyện chất lượng nhất. Đọc truyện là thỏa sức đam mê.
Đăng nhập để bình luận