Lãnh đạo biết xin lỗi càng có uy tín
Để giữ hình tượng và sự tôn nghiêm của mình, cho dù mắc lỗi, các lãnh đạo cũng rất khó nói lời xin lỗi với nhân viên. Thực | tế, nếu người lãnh đạo năm được nghệ thuật xin lỗi thì không chỉ có được mối quan hệ gần gũi với cấp dưới, mà còn có lợi cho việc xây dựng uy tín, khiến cấp dưới thấy rằng bạn là người thẳng thắn, có trách nhiệm. Khi cấp dưới mắc lỗi, thì đó cũng là cái sai của lãnh đạo. Bởi một trong những nghĩa vụ của lãnh đạo là chỉ đạo nhân viên cấp dưới làm việc. Trong tình huống này, nhận lỗi với cấp dưới sẽ có hiệu quả tốt hơn so với việc chỉ trích họ.
Thời kì nội chiến Hoa Kỳ, vào thời điểm quan trọng thì nhà đại tá Scott thuộc quận Bắc xảy ra chuyện không hay – vợ ông không may qua đời, ông hi vọng đơn vị phê chuẩn cho mình về nhà lo tang lễ.
Đương nhiên, yêu cầu này đã bị cấp trên từ chối. Scott cảm thấy tức giận, ông cho rằng đơn vị đã vi phạm nhân quyền. Vì thể ông đã đề nghị lên Bộ trưởng Lục quân nhưng vẫn bị từ chối. Trong tình huống đó, ông đành phải nhờ đến Tổng tư lệnh Lincoln.
Khi Scott đề đạt yêu cầu của mình với Lincoln, không ngờ lại bị Lincohn trách mắng: "Mỗi ngày tôi có biết bao nhiêu việc phải làm, vậy mà chỉ vì chuyện nhỏ này lại làm phiền tôi. Nếu anh muốn về nhà, hãy tìm Bộ trưởng Lục quân! Chuyện này do ông ta giải quyết!" "Thế nhưng tôi đã bị từ chối, Tổng thống, ngài là hi vọng cuối cùng của tôi."
"Ông ta đã từ chối rồi, vậy anh còn đến đây tìm tôi làm gì? Hơn nữa tôi rất bận rộn, không có thời gian giải quyết chuyện này."
Câu trả lời vô tình của Lincoln đã khiến Scott mất hết hi vọng. Ông trở về doanh trại trong tâm trạng không vui và oán trách cấp trên.
Sáng hôm sau, Scott nghe nói có người đến tìm mình, thì ra đó là tổng thống Lincoln. Vừa nhìn thấy Scott, Lincoln bước tới nắm tay và nói: "Đại tá thân mến, hôm qua thực sự tôi đã không phải với anh, bận rộn cả ngày nên tâm trạng tôi không được tốt và nói những lời khó nghe. Mong anh bỏ qua cho tôi, bởi tôi không có lý do gì để trách mắng một người đang cống hiến, hi sinh vì đất nước. Về yêu cầu được về nhà của anh, tôi đã thảo luận với Bộ trưởng Lục quân. Bây giờ anh có thể thu dọn hành lí về nhà."
Nhận được lời xin lỗi của Lincoln, Scott rất xúc động. Nỗi thất vọng và sự oán trách của một ngày trước bỗng dưng tiêu tan hết.
Từ trước tới nay, chúng ta luôn tư duy rằng, lãnh đạo không phải xin lỗi cấp dưới, cha mẹ không phải xin lỗi con cái. Bởi trong mắt nhiều người, xin lỗi là biểu hiện của kẻ yếu, sẽ làm tổn hại tới uy tín của bản thân.
Thực ra xin lỗi có thể giúp bạn nhận được sự thông cảm, ủng hộ và giành những thành tích lớn hơn. Lời xin lỗi của Lincoln không những không làm tổn hại tới sự tôn nghiêm của ông mà còn khiến người khác thấy được ông là người thẳng thắn và khoan dung.
Do đó, một người lãnh đạo biết cách quản lý nhân viên sẽ không bao giờ tiếc một câu xin lỗi. Khi câu nói này được chuyển tới cấp dưới, hiệu quả mà nó mang lại sẽ vô cùng bất ngờ.
Xin lỗi cấp dưới có thể giúp lãnh đạo củng cố uy tín và nâng cao sức hút nhân cách. Nếu đa số lãnh đạo trên thế giới không muốn nhận lỗi với cấp dưới, mà bạn lại làm được điều này thì bạn sẽ trở thành bậc "minh quân" trong mắt mọi người. Bởi khi bạn thừa nhận mình có lỗi và kịp thời sửa đổi, sức hút nhân cách của bạn sẽ khiến các nhân viên cấp dưới vui vẻ, tình nguyện làm việc cho bạn.
Lời xin lỗi của lãnh đạo còn có thể mang lại cảm giác an toàn cho nhân viên cấp dưới, ngoài ra, còn có thể tạo hiệu quả tốt đẹp bất ngờ.
Có một ông chủ công ty bị thất lạc một văn bản quan trọng, mặc mặc dù đã tìm khắp nơi nhưng không thấy nên ông trách mắng thư kí của mình. Một tuần sau, ông phát hiện ra tập văn bản đó trong ngăn kéo ở nhà mình. Theo lí thì ông phải xin lỗi người thư kí, nhưng ông cảm thấy rất ngại. Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, ông quyết định sẽ vẫn xin lỗi người thư kí. Ông nghĩ, nếu mình không nhận lỗi sai, sau này sẽ khó quản lí nhân viên cấp dưới. Đương nhiên, sau khi nhận lời xin lỗi từ ông chủ, người thư kí cảm thấy được trân trọng nên càng nỗ lực làm việc hơn và luôn cố gắng để không phạm lỗi.
Trong ví dụ trên, lời xin lỗi của ông chủ đã khiến người thư kí cảm động, việc ông tự nhận lỗi không chỉ được nhân viên kính trọng mà còn là hành động làm gương cho mọi người, tạo ảnh hưởng tích cực trong công việc.
Nếu ông chủ trong câu chuyện trên không xin lỗi người thư kí, khi sự việc bị lộ ra sẽ có ảnh hưởng xấu và khiến ông bị mất tín nhiệm. Ngược lại, việc ông thẳng thắn nhận lỗi đã để lại ấn tượng tốt đẹp.
Tóm lại, là một lãnh đạo, bạn phải có tấm lòng khoan dung và thái độ khiêm tốn, như vậy mới tạo được uy tín và được lòng nhân viên cấp dưới.
Lời nói thật dễ nghe, khéo léo trong phê bình
Trong cuộc sống và trong công việc, sẽ có những lúc chúng ta phải góp ý, thậm chí là phê bình người khác.
Nhưng khi góp ý, phê bình, nhất định phải nắm chắc các kĩ năng, khiến lời góp ý trở nên dễ nghe để đối phương vui vẻ tiếp nhận.
Thêm "đường" vào lời góp ý, phê bình
Khi bị phê bình, con người thường có tâm lí không thoải mái, cho dù lời bạn nói giúp ích cho họ, nhưng rất khó để họ vui vẻ tiếp nhận. Vì thế, khi phê bình người khác, phải chú ý kĩ năng, nắm được chừng mực ngôn ngữ phê bình, khiến lời nói dễ được đối phương tiếp nhận. Vậy làm thế nào để vừa đạt mục đích phê bình, lại không làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương? Việc này yêu cầu chúng ta phải nắm được một số kĩ năng.
Lời nói thật chưa chắc đã khó nghe
Lời nói thật có tác dụng khó có thể thay thế trong việc gây dựng mối quan hệ chân thành giữa con người. Một người đối xử chân thành với người khác, thì sẽ nói những lời thật lòng với người đó. Lời nói thật có thể giúp mọi người khắc phục lỗi sai và đi đúng hướng.
Thông thường thì lời nói thật là khó nghe, đó là do tình cảm chi phối lí trí, khiến mọi người khó tiếp nhận lời nói thật.
Anh Lân là nhân viên bán hàng của một công ty, cả ngày anh bán hàng bên ngoài, nói đến khản cả tiếng mà không có kết quả gì, anh cảm thấy mình không thích hợp với công việc này nên rất chán nản và muốn bỏ việc. Sau khi về đến công ty, anh lập tức tìm quản lý và nộp đơn từ chức.
Người quản lí xem xong mỉm cười và nói với anh: "Anh rất chăm chỉ làm việc, cũng rất tích cực. Anh làm rất tốt, nhất định sẽ có thành tích. Chỉ là anh vẫn còn thiếu ngôn ngữ khi giao tiếp với mọi người, anh nói chưa thuyết phục, hơn nữa biểu cảm khuôn mặt rất cứng nhắc. Nếu khắc phục được những điểm này, nhất định anh sẽ có thành tích tốt. Tôi tin anh, hãy cố lên!"
Anh Lần nghe thấy thế rất cảm động, hạ quyết tâm nhất định sẽ làm tốt. Anh vui vẻ nhận lại đơn từ chức, và cống hiến hết mình cho công việc.
Nếu muốn có được hiệu quả tốt, để lời nói thật không phải là lời nói khó nghe thì khi giao tiếp với người khác, bạn cần có một số kĩ năng. Lời nói không thỏa đáng không những mang lại hậu quả xấu, mà còn có thể gây ra mâu thuẫn.
(1) Hành động thận trọng Thực tế, lời góp ý xuất phát từ nguyên nhân muốn tốt cho người khác. Do đó, phải hành động thận trọng để đối phương hiểu ý tốt của bạn, không nên qua loa, đại khái. Thái độ khi nói phải thành thật, ngôn ngữ không nên quá hoa mỹ.
(2) Thời cơ thích hợp
Hoàn cảnh và thời cơ thích hợp là hai nhân tố quan trọng giúp lời nói thật trở nên dễ nghe. Ví dụ, khi đồng nghiệp hoặc cấp dưới của bạn đã cố gắng hết sức để làm việc nhưng vẫn không thể làm tốt, gây ảnh hưởng tới bạn, khi đó tốt nhất không nên góp ý. Nếu bạn nói câu sau trong thời điểm không thích hợp: "Nếu lúc đầu chỉ làm thế này thì đã không khiến mọi việc trở nên tồi tệ" thì sẽ gây cho đối phương tâm lí phản cảm và chống đối, ảnh hưởng xấu tới công việc. Nếu lúc đó bạn chỉ nói những câu an ủi: "Chị vất vả rồi", "Chị đã rất cố gắng, nhưng chuyện này thực sự khó"... sau đó mới nhắc đến nguyên nhân thất bại và đưa ra lời góp ý, như vậy đối phương sẽ dể tiếp nhận. Bạn nên đưa ra lời góp ý cho đối phương khi không có mặt người thứ ba để bảo vệ lòng tự trọng của họ và đạt hiệu quả tốt hơn.
(3) Không nên so sánh
Nhân tố quan trọng thứ ba khiến lời góp ý không khó nghe là không so sánh việc nọ với việc kia, người này với người kia, bởi so sánh như vậy sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương.
Trong cơ quan, một vị lãnh đạo nói với thư kí Lan: "Cô xem, người ta cũng cùng họ với cô, nhưng rất lễ độ, làm việc chăm chỉ cẩn thận, chưa bao giờ khiến tôi phải bận tâm. Cô tuy có học vấn cao hơn nhưng vẫn phải học tập người ta nhiều để làm việc tốt hơn."
Lòng tự trọng của Lan đã bị tổn thương, cô thậm chí còn muốn xin thôi việc. Thực ra vị lãnh đạo không hề có ý muốn sa thải cô mà chỉ góp ý để cô cố gắng hơn. Nhưng lời nói không khéo đã cho hiệu quả ngược lại.
Nguyên tắc nói hàm ý
Khi người khác phạm lỗi, có lúc không cần phải phê bình trực tiếp mà nên khéo léo sử dụng phương pháp so sánh, lấy ví dụ để nhắc nhở, khiến đối phương ý thức được mình sai ở đâu.
Thời kì nội chiến Hoa Kỳ, một sĩ quan trong khi báo cáo về tình hình quân địch với Lincoln, để thoái thác trách nhiệm đã cố tình nói quá sự thật về đối phương. Đúng lúc này, có một nghị sĩ hỏi Lincoln về lực lượng đối phương, Lincoln bèn nói: "Trong khoảng 120 vạn đến 160 vạn", nghị sĩ rất thắc mắc và đặt câu hỏi có thật nhiều như thế không. Lincoln nói: "Vừa rồi vị tướng quân đây báo cáo lực lượng địch nhiều gấp 3, 4 lần chúng ta. Chúng ta có 40 vạn quân, vậy số quân địch chằng phải trong khoảng 120 vạn đến 160 vạn sao?"
Nghe Lincoln giải thích, vị tướng quân đã cúi đầu nhận sai.
Nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai
Ai cũng có lúc phạm lỗi và cũng đều phải trải qua việc bị người khác phê bình, góp ý, nhưng không ai thích cảm giác này. Vì thế, khi người khác mắc lỗi, nhất định không nên chỉ trích hoặc mắng mỏ nặng lời khiến đối phương khó chấp nhận và không đạt mục đích khuyên răn. Cách tốt nhất là sử dụng ngôn ngữ ôn hòa, giàu cảm xúc, khiến đối phương tự nhận thấy lỗi sai của mình.
Một buổi sáng, Giám đốc bộ phận bán hàng gặp thư kí và nói: "Báo cáo hôm qua cô làm rất tốt, tôi thích nó", người thư kí nghe vậy rất ngạc nhiên. Lúc này Giám đốc mới bình thản tiếp lời: "Nhưng nếu không có lỗi chính tả thì sẽ càng hoàn hảo hơn, sau này khi đánh máy hãy lưuý hơn".
Cách góp ý khéo léo của vị Giám đốc đã được cô nhân viên vui vẻ tiếp nhận, lòng tự trọng của đối phương cũng không bị tổn thương
Truyện Hoàng Dung, truyện dịch, truyện chữ... nơi bạn đọc những truyện chất lượng nhất. Đọc truyện là thỏa sức đam mê.
Đăng nhập để bình luận